Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Khẩn trương thực hiện tuyến tàu điện ngầm Bến Thành - Tham Lương

UBND TP vừa yêu cầu Giám đốc các sở-ngành liên quan và Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP khẩn trương thực hiện những công việc của dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TPHCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương đã được Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân làm việc thống nhất với Đoàn Công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong thời gian vừa qua.

Theo đó, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP cần tập trung đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn tất công tác thiết kế chi tiết các gói thầu của dự án đúng thời hạn đã đăng ký.

Chủ tịch UBND các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú có trách nhiệm rà soát, báo cáo UBND TP về tiến độ kế hoạch công tác bồi thường giải phóng mặt bằng - tái định cư của dự án thuộc địa bàn mình phụ trách.

Thục Duyên (VPUB)

Ông Lê Hoàng Quân dự và chỉ đạo tại cuộc họp Hội nghị sơ kết Kinh tế – Xã hội


Sáng 27/10, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp thường kỳ với các sở-ngành, quận-huyện về tình hình kinh tế – xã hội TP tháng 10, 10 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm tháng 11 năm 2011 và tình hình triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP 8 tháng năm 2011.

KTXHthang10 Ông Lê Hoàng Quân dự và chỉ đạo tại cuộc họp Hội nghị sơ kết Kinh tế   Xã hội

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Nhìn chung, kinh tế TP trong 10 tháng đầu năm tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng hợp lý trong điều kiện lạm phát cao mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 23,9%; kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 22,27 tỷ USD (tăng 19,3% so với cùng kỳ); giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12% so với cùng kỳ.  Chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,18% thể hiện sự nỗ lực cao của TP trong việc triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Công tác quản lý tài chính – tín dụng có chuyển biến tích cực. Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng. TP tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tích cực hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân yêu cầu các sở, ban ngành và doanh nghiệp TP từ nay đến cuối năm phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách, vốn ODA, vốn BT; tập trung vốn cho các công trình cấp bách, sắp hoàn thành đem lại hiệu quả; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; thực hiện giảm, giãn vốn đối với các công trình, dự án chậm triển khai, chưa thật sự cấp bách.

Các đơn vị tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt và hiệu quả về những giải pháp của TP về kiềm chế lạm phát; đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa; tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2011; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường; bảo đảm cân đối đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân; chủ động phát triển hệ thống phân phối hàng bình ổn giá nhằm đưa hàng hóa đến người tiêu dùng với giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng, không để tăng giá đột biến, đặc biệt là việc chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào phục vụ cho Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.

Chủ tịch Lê Hoàng Quân cũng chỉ đạo các đơn vị tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông; kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm hình sự, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn; tăng cường phòng cháy chữa cháy, có kế hoạch kiểm tra và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm an toàn phòng cháy, chữa cháy; chuẩn bị tốt công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão 2011; tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội nhằm ổn định đời sống nhân dân.

Nguyễn Thụy

(Theo HCMcity)


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Ông Lê Hoàng Quân chủ trì cuộc họp về kinh tế – xã hội


Ngày 27 – 9, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp thường kỳ với các sở-ngành, quận-huyện về tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm và bàn các giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2011.

Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm kinh tế TPHCM tiếp tục được duy trì. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10%; trong đó khu vực dịch vụ đóng góp 5,63%, khu vực công nghiệp và xây dựng 4,32%, nông lâm thủy sản 0,06%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 526.393 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ.

Cũng trong 9 tháng đầu năm, TPHCM cũng triển khai thực hiện 4 chương trình bình ổn thị trường đạt kết quả tích cực với lượng hàng hóa dồi dào, phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp theo đúng giá đã đăng ký, trên thị trường không xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến. Đến nay đã có 3.763 điểm bán bình ổn giá, tăng 365 điểm so thời điểm đầu chương trình, góp phần giảm bớt khó khăn cho cuộc sống của người dân.

Ông Lê Hoàng Quân Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại cuộc họp

Ông Lê Hoàng Quân Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại cuộc họp

Thành phố cũng chủ động điều chỉnh giảm vốn đầu tư 92 dự án chưa cần thiết với tổng số vốn điều chỉnh giảm 441,005 tỷ đồng, để tập trung mạnh nguồn vốn cho các dự án cấp bách, chương trình trọng điểm, đặc biệt là quan tâm đầu tư các dự án xây dựng trường học, trạm y tế trên địa bàn quận-huyện.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đã yêu cầu các ngành, các cấp phải chú trọng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, đảm bảo về chất; cân đối nguồn vốn đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn; tiếp tục tập trung điều chuyển vốn cho các dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm; đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày của người dân, không để tăng giá đột biến; tập trung kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; tăng cường các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân thông qua việc đẩy mạnh công tác giảm nghèo tăng hộ khá, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người nghèo.

Nguyễn Xuân

(Theo congan)


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Ông Lê Hoàng Quân chủ trì cuộc họp về kinh tế – xã hội


Ngày 27 – 9, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp thường kỳ với các sở-ngành, quận-huyện về tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm và bàn các giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2011.

Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm kinh tế TPHCM tiếp tục được duy trì. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10%; trong đó khu vực dịch vụ đóng góp 5,63%, khu vực công nghiệp và xây dựng 4,32%, nông lâm thủy sản 0,06%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 526.393 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ.

Cũng trong 9 tháng đầu năm, TPHCM cũng triển khai thực hiện 4 chương trình bình ổn thị trường đạt kết quả tích cực với lượng hàng hóa dồi dào, phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp theo đúng giá đã đăng ký, trên thị trường không xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến. Đến nay đã có 3.763 điểm bán bình ổn giá, tăng 365 điểm so thời điểm đầu chương trình, góp phần giảm bớt khó khăn cho cuộc sống của người dân.

Ông Lê Hoàng Quân Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại cuộc họp

Ông Lê Hoàng Quân Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu tại cuộc họp

Thành phố cũng chủ động điều chỉnh giảm vốn đầu tư 92 dự án chưa cần thiết với tổng số vốn điều chỉnh giảm 441,005 tỷ đồng, để tập trung mạnh nguồn vốn cho các dự án cấp bách, chương trình trọng điểm, đặc biệt là quan tâm đầu tư các dự án xây dựng trường học, trạm y tế trên địa bàn quận-huyện.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đã yêu cầu các ngành, các cấp phải chú trọng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, đảm bảo về chất; cân đối nguồn vốn đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn; tiếp tục tập trung điều chuyển vốn cho các dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm; đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày của người dân, không để tăng giá đột biến; tập trung kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; tăng cường các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân thông qua việc đẩy mạnh công tác giảm nghèo tăng hộ khá, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người nghèo.

Nguyễn Xuân

(Theo congan)


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân chủ trì cuộc họp về tình hình kinh tế TP tháng 8


Sáng 29-8, UBND TPHCM đã tổ chức cuộc họp thường kỳ với các sở – ban – ngành, quận – huyện về tình hình kinh tế – xã hội TP tháng 8, 8 tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 9-2011.

Báo cáo của UBND TP cho biết tình hình kinh tế – xã hội TP trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2011 đã dần ổn định và đạt nhiều kết quả khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ; sản xuất kinh doanh tiếp tục được duy trì; tiến độ các công trình, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị được đẩy mạnh, một số công trình đang được tập trung chỉ đạo để hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 9 và những tháng cuối năm 2011. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, huy động các ngành, các cấp, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đã góp phần giảm những khó khăn trước mắt trong một bộ phận nhân dân lao động nghèo, công nhân, nông dân, sinh viên – học sinh… An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì, ổn định.

le-hoang-quan

Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân (đứng) và các Phó Chủ tịch UBND TP chủ trì cuộc họp

Báo cáo cũng nhận định tuy chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng thấp nhất trong 8 tháng đầu năm, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Mặt khác, giá vàng và tỷ giá USD dao động với biên độ lớn, dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất; bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng vẫn còn cao nên các doanh nghiệp vẫn chưa hết khó khăn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh những tháng cuối năm 2011.

Trước tình hình kinh tế thế giới, trong nước còn biến động khó lường, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện các công việc trọng tâm sau: Tiếp tục kiên trì thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ trong những tháng cuối năm 2011; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì mức tăng trưởng hợp lý; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất-kinh doanh, đặc biệt sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, chuẩn bị tốt nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2012; tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam nhằm gia tăng tỷ trọng hàng sản xuất trong nước tiêu thụ trên địa bàn TP; tổ chức tốt hệ thống phân phối để điều tiết cung cầu, giá cả hàng hóa hợp lý, đảm bảo bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Các cấp, các ngành cần tiếp tục thực hiện chủ trương tiết kiệm điện, xây dựng ý thức tiết kiệm điện trong nội bộ cán bộ, công chức; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng cơ bản trên địa bàn, kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn các dự án triển khai kéo dài, đã gia hạn tiến độ nhưng vẫn không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, ít hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung giải ngân hết số vốn đã được bố trí cho các dự án, công trình sắp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2011.Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay- chân-miệng trong tháng 8 có giảm so với các tháng trước đó nhưng dự báo diễn biến còn rất phức tạp, Chủ tịch Lê Hoàng Quân yêu cầu ngành Y tế TP tiến hành các biện pháp kìm hãm đà tăng trưởng của dịch; phối hợp với hệ thống y tế ở cơ sở để giám sát, kiểm tra công tác phòng chống dịch ở địa phương, đặc biệt chuẩn bị cho mùa khai trường năm học mới 2011-2012; ngành Giáo dục chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho lễ khai giảng năm học mới…

Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội TP trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2011:

- Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 8 ước đạt 38.695 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 23,9% so với cùng kỳ; 8 tháng đầu năm ước đạt 291.448 tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 7,9%.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,68% so tháng trước và là tháng có mức tăng thấp nhất trong 8 tháng đầu năm; 8 tháng tăng 18,98% so với cùng kỳ và tăng 13,49% so với tháng 12-2010.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 ước thực hiện 2,53 tỷ USD, giảm 20,8% so với tháng trước và giảm8,9% so với cùng kỳ; 8 tháng đầu năm ước đạt 18,28 tỷ USD, tăng 20,5%. Nếu không tính dầu thô, trị giá xuất khẩu tháng 8 ước đạt 1,73 tỷ USD, giảm 26,5% so với tháng trước và giảm 29,2% so với cùng kỳ; 8 tháng ước đạt 13,22 tỷ USD, tăng 11,4%.

- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8 ước đạt 2,15 tỷ USD, tăng 2% so tháng trước và tăng 21,5% so với cùng kỳ; 8 tháng ước đạt 16,76 tỷ USD, tăng 24,5%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 ước đạt 63.810 tỷ đồng, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 11% so với cùng kỳ; 8 tháng ước đạt 458.428 tỷ đồng, tăng 12%.

- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tháng 8 ước đạt 312,5 tỷ đồng; 8 tháng ước đạt 1.994 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ.

- Doanh thu vận tải tháng 8 ước đạt 3.191,3 tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 30,8% so với cùng kỳ; 8 tháng ước đạt 22.513,6 tỷ đồng, tăng 25,2%.

- Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt 5,03 triệu tấn, tăng 1% so với tháng trước và tăng 0,2% so với cùng kỳ; 8 tháng ước đạt 37,98 triệu tấn, giảm 0,6%.

- Du lịch: lượng khách quốc tế đến TP trong tháng 8 ước đạt 264.000 lượt, tăng 10% so với với cùng kỳ; 8 tháng ước đạt 2,12 triệu lượt, tăng 10% và đạt 60% kế hoạch năm. Doanh thu du lịch 8 tháng ước đạt 12.331 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ; nếu bao gồm cả doanh thu nhà hàng đạt 36.383 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.

- Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước thực hiện 132.324,6 tỷ đồng, đạt 74,4% dự toán, tăng 20,2% so cùng kỳ.

- Tổng chi ngân sách địa phương 8 thángước thực hiện 24.515,3 tỷ đồng, đạt 69,2% dự toán, tăng 10,3% so cùng kỳ. Chi đầu tư phát triểnước thực hiện 13.114,7 tỷ đồng, tăng 3,6% so cùng kỳ. Chi thường xuyên đạt 11.175,5 tỷ đồng, tăng 18,9% so cùng kỳ.

- Tổng vốn huy động trên địa bàn TP đến cuối tháng 8 ước đạt 857,7 ngàn tỷ đồng, tăng 22,1% so cùng kỳ và tăng 6,4% so với đầu năm.

- Tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng 8 ước đạt 753,5 ngàn tỷ đồng, tăng 17,5%và tăng 6,3% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng tháng 8 tăng thấp hơn tháng trước và cùng kỳ, chủ yếu do khu vực ngoại tệ tăng chậm, điều này phù hợp với mục tiêu Nghị quyết số 11/NQ-CP đề ra là bảo đảm tốc độc tăng trưởng tín dụng dưới 20%.

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 8 tháng ước thực hiện 74.398 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ.

- Đầu tư trong nước: tính đến ngày 20/8/2011 đã cấp phép thành lập mới 16.539 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 101.434 tỷ đồng, tăng 2,92% về số lượng doanh nghiệpvà giảm 28,53% về vốn đăng kýso với cùng kỳ; 24.954 doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với tổng vốn bổ sung là 129,56 ngàn tỷ đồng. Tính chung tổng vốn đăng ký thành lập mới và vốn bổ sung là 231 ngàn tỷ đồng, tăng 10,06% so với cùng kỳ.

- Đầu tư nước ngoài: tính đến ngày 20/8/2011 có 207 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,74 tỷ USD, so với cùng kỳ giảm 11,16% về số dự án, tăng 30,78% về vốn; 76 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 316,192 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 2,06 tỷ USD, tăng 39,92% so với cùng kỳ.

PV


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Hiệp định FTA Việt Nam-EU đem lại lợi ích cho cả hai bên


Sáng 8/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư” nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp/hiệp hội các thông tin cập nhật, chia sẻ các kinh nghiệm về FTA, những tác động và hiệu quả mà FTA sẽ mang lại.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

Phát biểu tại hội thảo, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết, với giá trị xuất khẩu sang EU chiếm 16% GDP của cả nước (tương đương với 14.9 tỷ USD), EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ mang lại lợi ích song phương cho cả Việt Nam và EU.

Nói về lợi ích tiềm năng từ FTA, ông Juan-Jose Almagro Herrador, Cố vấn kinh tế và chính trị, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, sẽ hạ thấp thuế quan của EU, đặc biệt là những lĩnh vực chủ chốt như dệt may, thủy sản, da giày; hạ thấp thuế quan của Việt Nam, theo đó Việt Nam nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn; nhập khẩu các dịch vụ chất lượng cao của EU dường như có thể giúp nền kinh tế địa phương tăng khả năng cạnh tranh trong dài hạn.

Ông nhấn mạnh, tham gia vào FTA sẽ còn tăng đầu tư của EU vào Việt Nam, tăng sự đa dạng hóa trong đối tác thương mại tại Việt Nam và Việt Nam sẽ đạt được vị thế tốt hơn trên thị trường EU.

Tiến sỹ Đinh thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

FTA Việt Nam-EU dự báo sẽ là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ là chuyển dịch ngành phân phối-bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng.

PV


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Hiệp định FTA Việt Nam-EU đem lại lợi ích cho cả hai bên


Sáng 8/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư” nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp/hiệp hội các thông tin cập nhật, chia sẻ các kinh nghiệm về FTA, những tác động và hiệu quả mà FTA sẽ mang lại.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

Phát biểu tại hội thảo, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết, với giá trị xuất khẩu sang EU chiếm 16% GDP của cả nước (tương đương với 14.9 tỷ USD), EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ mang lại lợi ích song phương cho cả Việt Nam và EU.

Nói về lợi ích tiềm năng từ FTA, ông Juan-Jose Almagro Herrador, Cố vấn kinh tế và chính trị, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, sẽ hạ thấp thuế quan của EU, đặc biệt là những lĩnh vực chủ chốt như dệt may, thủy sản, da giày; hạ thấp thuế quan của Việt Nam, theo đó Việt Nam nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn; nhập khẩu các dịch vụ chất lượng cao của EU dường như có thể giúp nền kinh tế địa phương tăng khả năng cạnh tranh trong dài hạn.

Ông nhấn mạnh, tham gia vào FTA sẽ còn tăng đầu tư của EU vào Việt Nam, tăng sự đa dạng hóa trong đối tác thương mại tại Việt Nam và Việt Nam sẽ đạt được vị thế tốt hơn trên thị trường EU.

Tiến sỹ Đinh thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

FTA Việt Nam-EU dự báo sẽ là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ là chuyển dịch ngành phân phối-bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng.

PV


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Hiệp định FTA Việt Nam-EU đem lại lợi ích cho cả hai bên


Sáng 8/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư” nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp/hiệp hội các thông tin cập nhật, chia sẻ các kinh nghiệm về FTA, những tác động và hiệu quả mà FTA sẽ mang lại.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

Phát biểu tại hội thảo, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết, với giá trị xuất khẩu sang EU chiếm 16% GDP của cả nước (tương đương với 14.9 tỷ USD), EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ mang lại lợi ích song phương cho cả Việt Nam và EU.

Nói về lợi ích tiềm năng từ FTA, ông Juan-Jose Almagro Herrador, Cố vấn kinh tế và chính trị, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, sẽ hạ thấp thuế quan của EU, đặc biệt là những lĩnh vực chủ chốt như dệt may, thủy sản, da giày; hạ thấp thuế quan của Việt Nam, theo đó Việt Nam nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn; nhập khẩu các dịch vụ chất lượng cao của EU dường như có thể giúp nền kinh tế địa phương tăng khả năng cạnh tranh trong dài hạn.

Ông nhấn mạnh, tham gia vào FTA sẽ còn tăng đầu tư của EU vào Việt Nam, tăng sự đa dạng hóa trong đối tác thương mại tại Việt Nam và Việt Nam sẽ đạt được vị thế tốt hơn trên thị trường EU.

Tiến sỹ Đinh thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

FTA Việt Nam-EU dự báo sẽ là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ là chuyển dịch ngành phân phối-bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng.

PV


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Hiệp định FTA Việt Nam-EU đem lại lợi ích cho cả hai bên


Sáng 8/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư” nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp/hiệp hội các thông tin cập nhật, chia sẻ các kinh nghiệm về FTA, những tác động và hiệu quả mà FTA sẽ mang lại.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

Phát biểu tại hội thảo, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết, với giá trị xuất khẩu sang EU chiếm 16% GDP của cả nước (tương đương với 14.9 tỷ USD), EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ mang lại lợi ích song phương cho cả Việt Nam và EU.

Nói về lợi ích tiềm năng từ FTA, ông Juan-Jose Almagro Herrador, Cố vấn kinh tế và chính trị, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, sẽ hạ thấp thuế quan của EU, đặc biệt là những lĩnh vực chủ chốt như dệt may, thủy sản, da giày; hạ thấp thuế quan của Việt Nam, theo đó Việt Nam nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn; nhập khẩu các dịch vụ chất lượng cao của EU dường như có thể giúp nền kinh tế địa phương tăng khả năng cạnh tranh trong dài hạn.

Ông nhấn mạnh, tham gia vào FTA sẽ còn tăng đầu tư của EU vào Việt Nam, tăng sự đa dạng hóa trong đối tác thương mại tại Việt Nam và Việt Nam sẽ đạt được vị thế tốt hơn trên thị trường EU.

Tiến sỹ Đinh thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

FTA Việt Nam-EU dự báo sẽ là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ là chuyển dịch ngành phân phối-bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng.

PV


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải cho phép khai thác mỏ đá Quazit ở Thanh Hóa


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý cho UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý, cấp phép khai thác điểm mỏ đá quarzit trên diện tích 35,5 ha thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

le hoang quan

Hình minh họa

Cùng ngày, Phó Thủ tướng cũng đồng ý Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp giấy phép thăm dò trên diện tích 601,5 ha thuộc mỏ than Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang cho Công ty cổ phần Khoa học và Sản xuất mỏ Bắc Giang theo quy định hiện hành.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Công ty trên trong quá trình tổ chức thăm dò mỏ than và có biện pháp, giải pháp quản lý bảo vệ rừng nhằm hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng, tác động đến Khu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện việc phục hồi hiện trạng rừng ngay sau khi kết thúc thăm dò.

 

Quốc Hà


(Theo website Lê Hoàng Quân)