Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí. Hiển thị tất cả bài đăng

ông Trương Tấn Sang dự Lễ tôn vinh tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí năm 2010


 

le hoang quan
Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao hai giải A cho tác giả Nguyễn Đăng Lâm – TTXVN (ngoài cùng bên trái) và nhóm tác giả Báo Lao Động. (Ảnh: Minh Đức)

Đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức trọng thể Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V cho 128 tác phẩm đoạt giải ở 8 thể loại giải.

Một trong 2 tác phẩm đoạt giải A là của tác giả Nguyễn Đăng Lâm – Phóng viên TTXVN tại Quảng Ngãi với chủ đề “Lý Sơn – Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.” Đây là tác phẩm viết về đề tài biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bằng những tư liệu phong phú, được cung cấp từ những nhà nghiên cứu lịch sử, từ những người dân ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – những con người bình thường nhưng giàu lòng yêu nước, coi trọng chủ quyền biển đảo quê hương; rất có ý thức về việc giữ gìn báu vật của cha ông từ bao đời để lại. Từ hàng trăm năm qua, các tộc họ trên đảo luôn gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền từ đời này sang đời khác những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, được coi là Bảo tàng sống về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài giải A về thể loại Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép của Nguyễn Đăng Lâm, Liên chi hội nhà báo TTXVN còn có 3 giải C cho các tác giả và nhóm tác giả đoạt Giải xã luận, bình luận, chuyên luận; Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí. TTXVN cũng đoạt 1 giải B, 1 giải C và 3 giải khuyến khích ở thể loại Giải Ảnh báo chí.

Giải Báo chí Quốc gia năm 2010 có số lượng tác phẩm dự giải cao nhất từ trước đến nay, 1.321 tác phẩm tham dự 8 loại giải (tăng 30% so với năm 2009). So với 4 mùa giải trước, đây cũng là năm có số lượng đơn vị báo chí tham dự Giải nhiều nhất (125 đơn vị); số lượng tác phẩm ảnh báo chí cao nhất, có 27 cá nhân gửi tác phẩm dự thi không qua tuyển chọn của cơ sở (theo cơ chế mới) và số tác phẩm của cộng tác viên dự thi nhiều nhất (244 tác phẩm).

Theo đánh giá của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia: mặt bằng chất lượng các tác phẩm dự Giải năm 2010 đồng đều hơn các năm trước. Tác phẩm có chất lượng cao vẫn tập trung ở khối báo chí Trung ương và các thành phố lớn. Đồng thời, xuất hiện nhiều đơn vị địa phương dự Giải với nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, có tính phát hiện, có hiệu quả xã hội như các Đài Phát thanh Hà Tĩnh, Ninh Bình, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Vính Long; Đài Truyền hình Nghệ An, Bến Tre, Lâm Đồng, Hà Nội; các tác phẩm báo in của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ở một số loại giải, chất lượng tác phẩm vượt các năm trước.

Giải Tin, bài phản ánh, bút ký (báo in) có nội dung phong phú, nhiều bài nhiều kỳ. Giải Xã luận, bình luận, chuyên luận (báo in) có nội dung sát thực tiễn, bớt lý luận hàn lâm, nhiều bài đạt chất lượng cao. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra (báo in, truyền hình) đều tăng cả về số lượng và chất lượng… Một số loại giải chất lượng ở mức trung bình khá, chưa vượt các kỳ Giải trước. Tác phẩm báo điện tử tham dự nhiều nhưng chưa rõ về thể loại và chất lượng chuyên môn chưa cao…

Phát biểu tại Lễ tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí Quốc gia năm 2010, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhấn mạnh báo chí cách mạng Việt Nam luôn kịp thời trong việc phát hiện, biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong chiến đấu, lao động sản xuất, trong học tập…; phê phán những sai trái, những việc làm không có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu xuyên tạc của kẻ địch; tuyên truyền đối ngoại để bạn bè thế giới hiểu về đất nước và con người Việt Nam… Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới yêu cầu đội ngũ những người làm báo Việt Nam càng phải tích cực học tập nghiệp vụ, trau dồi đạo đức cách mạng, gần gũi với nhân dân để có ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

Trong diễn văn khai mạc, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia nêu rõ những tác phẩm đoạt giải, đặc biệt là các tác phẩm đoạt giải A thực sự là những tác phẩm chất lượng cao cả về nội dung và phương pháp thể hiện. Những tác giả, tác phẩm đoạt Giải báo chí Quốc gia năm 2010 thực sự là những tấm gương tiêu biểu cho đội ngũ những người làm báo Việt Nam đang ngày đêm đem hết sức lực, trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước; góp phần xây dựng nước Việt Nam “dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Vòng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia 2010 có 161 tác phẩm tham dự ở 8 loại giải. Đây là những tác phẩm xuất sắc, có tính phát hiện, phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của đất nước; có định hướng dư luận xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; có chất lượng tốt về nội dung và hình thức thể hiện.

Công Hải


(Theo website Lê Hoàng Quân)

ông Trương Tấn Sang dự Lễ tôn vinh tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí năm 2010


 

le hoang quan
Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao hai giải A cho tác giả Nguyễn Đăng Lâm – TTXVN (ngoài cùng bên trái) và nhóm tác giả Báo Lao Động. (Ảnh: Minh Đức)

Đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức trọng thể Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V cho 128 tác phẩm đoạt giải ở 8 thể loại giải.

Một trong 2 tác phẩm đoạt giải A là của tác giả Nguyễn Đăng Lâm – Phóng viên TTXVN tại Quảng Ngãi với chủ đề “Lý Sơn – Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.” Đây là tác phẩm viết về đề tài biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bằng những tư liệu phong phú, được cung cấp từ những nhà nghiên cứu lịch sử, từ những người dân ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – những con người bình thường nhưng giàu lòng yêu nước, coi trọng chủ quyền biển đảo quê hương; rất có ý thức về việc giữ gìn báu vật của cha ông từ bao đời để lại. Từ hàng trăm năm qua, các tộc họ trên đảo luôn gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền từ đời này sang đời khác những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, được coi là Bảo tàng sống về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài giải A về thể loại Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép của Nguyễn Đăng Lâm, Liên chi hội nhà báo TTXVN còn có 3 giải C cho các tác giả và nhóm tác giả đoạt Giải xã luận, bình luận, chuyên luận; Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí. TTXVN cũng đoạt 1 giải B, 1 giải C và 3 giải khuyến khích ở thể loại Giải Ảnh báo chí.

Giải Báo chí Quốc gia năm 2010 có số lượng tác phẩm dự giải cao nhất từ trước đến nay, 1.321 tác phẩm tham dự 8 loại giải (tăng 30% so với năm 2009). So với 4 mùa giải trước, đây cũng là năm có số lượng đơn vị báo chí tham dự Giải nhiều nhất (125 đơn vị); số lượng tác phẩm ảnh báo chí cao nhất, có 27 cá nhân gửi tác phẩm dự thi không qua tuyển chọn của cơ sở (theo cơ chế mới) và số tác phẩm của cộng tác viên dự thi nhiều nhất (244 tác phẩm).

Theo đánh giá của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia: mặt bằng chất lượng các tác phẩm dự Giải năm 2010 đồng đều hơn các năm trước. Tác phẩm có chất lượng cao vẫn tập trung ở khối báo chí Trung ương và các thành phố lớn. Đồng thời, xuất hiện nhiều đơn vị địa phương dự Giải với nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, có tính phát hiện, có hiệu quả xã hội như các Đài Phát thanh Hà Tĩnh, Ninh Bình, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Vính Long; Đài Truyền hình Nghệ An, Bến Tre, Lâm Đồng, Hà Nội; các tác phẩm báo in của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ở một số loại giải, chất lượng tác phẩm vượt các năm trước.

Giải Tin, bài phản ánh, bút ký (báo in) có nội dung phong phú, nhiều bài nhiều kỳ. Giải Xã luận, bình luận, chuyên luận (báo in) có nội dung sát thực tiễn, bớt lý luận hàn lâm, nhiều bài đạt chất lượng cao. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra (báo in, truyền hình) đều tăng cả về số lượng và chất lượng… Một số loại giải chất lượng ở mức trung bình khá, chưa vượt các kỳ Giải trước. Tác phẩm báo điện tử tham dự nhiều nhưng chưa rõ về thể loại và chất lượng chuyên môn chưa cao…

Phát biểu tại Lễ tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí Quốc gia năm 2010, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhấn mạnh báo chí cách mạng Việt Nam luôn kịp thời trong việc phát hiện, biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong chiến đấu, lao động sản xuất, trong học tập…; phê phán những sai trái, những việc làm không có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu xuyên tạc của kẻ địch; tuyên truyền đối ngoại để bạn bè thế giới hiểu về đất nước và con người Việt Nam… Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới yêu cầu đội ngũ những người làm báo Việt Nam càng phải tích cực học tập nghiệp vụ, trau dồi đạo đức cách mạng, gần gũi với nhân dân để có ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

Trong diễn văn khai mạc, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia nêu rõ những tác phẩm đoạt giải, đặc biệt là các tác phẩm đoạt giải A thực sự là những tác phẩm chất lượng cao cả về nội dung và phương pháp thể hiện. Những tác giả, tác phẩm đoạt Giải báo chí Quốc gia năm 2010 thực sự là những tấm gương tiêu biểu cho đội ngũ những người làm báo Việt Nam đang ngày đêm đem hết sức lực, trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước; góp phần xây dựng nước Việt Nam “dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Vòng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia 2010 có 161 tác phẩm tham dự ở 8 loại giải. Đây là những tác phẩm xuất sắc, có tính phát hiện, phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của đất nước; có định hướng dư luận xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; có chất lượng tốt về nội dung và hình thức thể hiện.

Công Hải


(Theo website Lê Hoàng Quân)

ông Trương Tấn Sang dự Lễ tôn vinh tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí năm 2010


 

le hoang quan
Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao hai giải A cho tác giả Nguyễn Đăng Lâm – TTXVN (ngoài cùng bên trái) và nhóm tác giả Báo Lao Động. (Ảnh: Minh Đức)

Đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức trọng thể Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V cho 128 tác phẩm đoạt giải ở 8 thể loại giải.

Một trong 2 tác phẩm đoạt giải A là của tác giả Nguyễn Đăng Lâm – Phóng viên TTXVN tại Quảng Ngãi với chủ đề “Lý Sơn – Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.” Đây là tác phẩm viết về đề tài biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bằng những tư liệu phong phú, được cung cấp từ những nhà nghiên cứu lịch sử, từ những người dân ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – những con người bình thường nhưng giàu lòng yêu nước, coi trọng chủ quyền biển đảo quê hương; rất có ý thức về việc giữ gìn báu vật của cha ông từ bao đời để lại. Từ hàng trăm năm qua, các tộc họ trên đảo luôn gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền từ đời này sang đời khác những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, được coi là Bảo tàng sống về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài giải A về thể loại Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép của Nguyễn Đăng Lâm, Liên chi hội nhà báo TTXVN còn có 3 giải C cho các tác giả và nhóm tác giả đoạt Giải xã luận, bình luận, chuyên luận; Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí. TTXVN cũng đoạt 1 giải B, 1 giải C và 3 giải khuyến khích ở thể loại Giải Ảnh báo chí.

Giải Báo chí Quốc gia năm 2010 có số lượng tác phẩm dự giải cao nhất từ trước đến nay, 1.321 tác phẩm tham dự 8 loại giải (tăng 30% so với năm 2009). So với 4 mùa giải trước, đây cũng là năm có số lượng đơn vị báo chí tham dự Giải nhiều nhất (125 đơn vị); số lượng tác phẩm ảnh báo chí cao nhất, có 27 cá nhân gửi tác phẩm dự thi không qua tuyển chọn của cơ sở (theo cơ chế mới) và số tác phẩm của cộng tác viên dự thi nhiều nhất (244 tác phẩm).

Theo đánh giá của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia: mặt bằng chất lượng các tác phẩm dự Giải năm 2010 đồng đều hơn các năm trước. Tác phẩm có chất lượng cao vẫn tập trung ở khối báo chí Trung ương và các thành phố lớn. Đồng thời, xuất hiện nhiều đơn vị địa phương dự Giải với nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, có tính phát hiện, có hiệu quả xã hội như các Đài Phát thanh Hà Tĩnh, Ninh Bình, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Vính Long; Đài Truyền hình Nghệ An, Bến Tre, Lâm Đồng, Hà Nội; các tác phẩm báo in của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ở một số loại giải, chất lượng tác phẩm vượt các năm trước.

Giải Tin, bài phản ánh, bút ký (báo in) có nội dung phong phú, nhiều bài nhiều kỳ. Giải Xã luận, bình luận, chuyên luận (báo in) có nội dung sát thực tiễn, bớt lý luận hàn lâm, nhiều bài đạt chất lượng cao. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra (báo in, truyền hình) đều tăng cả về số lượng và chất lượng… Một số loại giải chất lượng ở mức trung bình khá, chưa vượt các kỳ Giải trước. Tác phẩm báo điện tử tham dự nhiều nhưng chưa rõ về thể loại và chất lượng chuyên môn chưa cao…

Phát biểu tại Lễ tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí Quốc gia năm 2010, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhấn mạnh báo chí cách mạng Việt Nam luôn kịp thời trong việc phát hiện, biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong chiến đấu, lao động sản xuất, trong học tập…; phê phán những sai trái, những việc làm không có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu xuyên tạc của kẻ địch; tuyên truyền đối ngoại để bạn bè thế giới hiểu về đất nước và con người Việt Nam… Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới yêu cầu đội ngũ những người làm báo Việt Nam càng phải tích cực học tập nghiệp vụ, trau dồi đạo đức cách mạng, gần gũi với nhân dân để có ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

Trong diễn văn khai mạc, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia nêu rõ những tác phẩm đoạt giải, đặc biệt là các tác phẩm đoạt giải A thực sự là những tác phẩm chất lượng cao cả về nội dung và phương pháp thể hiện. Những tác giả, tác phẩm đoạt Giải báo chí Quốc gia năm 2010 thực sự là những tấm gương tiêu biểu cho đội ngũ những người làm báo Việt Nam đang ngày đêm đem hết sức lực, trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước; góp phần xây dựng nước Việt Nam “dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Vòng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia 2010 có 161 tác phẩm tham dự ở 8 loại giải. Đây là những tác phẩm xuất sắc, có tính phát hiện, phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của đất nước; có định hướng dư luận xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; có chất lượng tốt về nội dung và hình thức thể hiện.

Công Hải


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Đoàn báo chí quốc tế và trong nước tìm hiểu về vụ việc tại Mường Nhé


Trong hai ngày 26 và 27/5/2011, phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài như AFP (Pháp), Reuters (Anh), Kyodo News, NHK (Nhật Bản), Tân Hoa xã (Trung Quốc); và một số cơ quan báo chí trong nước như Truyền hình Việt Nam (VTV4), Báo Thế giới và Việt Nam (Bộ Ngoại giao),… đã lên Điện Biên để tìm hiểu thực trạng vụ việc gây mất trật tự xã hội tại huyện Mường Nhé (Điện Biên) như báo chí đã loan tin hồi đầu tháng 5/2011.

Cuộc sống ổn định trở lại ở Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé. (Ảnh: Trọng Đức)

Ngay sau khi tới địa phương, đoàn đã làm việc với đại diện lãnh đạo tỉnh Điện Biên và một số cơ quan chức năng của tỉnh để nghe thông báo cụ thể về diễn biến, nguyên nhân xảy ra và kết quả xử lý vụ việc.

Thông báo khái quát tình hình chung của tỉnh và diễn biến, nguyên nhân, kết quả xử lý vụ việc, bà Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên đã một lần nữa bác bỏ những thông tin sai sự thật do một số hãng thông tấn và cơ quan truyền thông nước ngoài liên tiếp đưa ra trong tháng Năm về cái gọi là “bạo động” của người Mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.



Nhiều thông tin bịa đặt
hoàn toàn không sử dụng vũ lực

Thông tin của một số hãng báo chí nước ngoài nêu chính quyền đã dùng vũ lực để giải tán vụ “bạo động” và “nhiều người Mông tham gia đã bị bắt và có người chết” là hoàn toàn bịa đặt, có dụng ý xấu.

Trên thực tế, trong các ngày từ 30/4 đến 6/5/2011, trên một số địa bàn thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, một số phần tử cực đoan đã dùng nhiều thủ đoạn kích động, lừa mị về sự xuất hiện “thế lực siêu nhiên” nhằm lôi kéo, cưỡng bức hàng ngàn đồng bào dân tộc Mông từ nhiều nơi kéo về khu vực bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, để thực hiện âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng chống đối chính quyền, gây mất trật tự xã hội của các phần tử quá khích trong và ngoài nước.

Việc chính quyền huyện Mường Nhé huy động các cơ quan, đoàn thể tiến hành các biện pháp nhằm ngăn cản những kẻ cầm đầu vì đã tiến hành các hoạt động quá khích như tổ chức người canh gác, hình thành vùng quản lý riêng, ngăn cản hoạt động đi lại, sinh hoạt bình thường của người dân trong khu vực, hoạt động của cán bộ chính quyền địa phương, khống chế người thi hành công vụ và đưa ra những điều kiện, yêu sách trái pháp luật, là hoàn toàn phù hợp với luật pháp của Việt Nam.



Trong quá trình giải tán đám đông tụ tập gây mất trật tự xã hội, chính quyền huyện Mường Nhé hoàn toàn không có sử dụng vũ lực, chỉ tổ chức các đội công tác của các đoàn thể quần chúng, vận động đồng bào không nghe theo kẻ xấu, tự nguyện trở về nơi cư trú, tổ chức chữa trị bệnh tật, chăm sóc y tế cho đồng bào bị ốm đau, đặc biệt là người già và trẻ em nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại đây. Đến nay, những người Mông đến từ các địa phương khác đã trở về nơi cư trú. Chính quyền địa phương đã bố trí phương tiện, trợ cấp tiền, lương thực cho đồng bào trở về an toàn. Không có ai bị thương, bị chết. Một số rất ít đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật đã bị cơ quan chức năng tạm giữ để giáo dục.

Tình hình Mường Nhé đã trở lại bình thường

Tình hình Mường Nhé đã trở lại bình thường, an ninh trật tự được bảo đảm. Đồng bào các dân tộc ở Mường Nhé đã tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào ngày 22/5/2011 với tỷ lệ 99,34%.

Các nhà báo của các hãng thông tấn nước ngoài và cơ quan báo chí trong nước cũng đã đến làm việc với chính quyền huyện Mường Nhé và xã Nậm Kè huyện Mường nhé, đồng thời trực tiếp đến bản Huổi Khon, nơi người dân tụ tập từ ngày 30/4/2011 đến 01/5/2011 để nắm rõ hơn tình hình thực tế.

Khi được các nhà báo hỏi về vụ việc vừa qua, ông Giàng A Kỷ, Bà Vàng Thị Páo ở Bản Huổi Khon và một số người khác đều khẳng định việc làm của những kẻ cầm đầu vừa qua là sai và trái với pháp luật, lừa mị dân, gây cho người dân thêm khó khăn trong cuộc sống; đề nghị chính quyền nghiêm trị những phần tử này và có sự thông cảm về sự ngộ nhận của người dân, tiếp tục tạo điều kiện tốt hơn cho nhân dân yên ổn làm ăn, sinh sống.

Các buổi làm việc và đi thực tế đã tạo điều kiện cho các nhà báo hiểu thêm về chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân, tự do tín ngưỡng và sự bình đẳng của cộng đồng các dân tộc; đồng thời kiên quyết bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật. Việt Nam luôn thực thi các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.

Cụ thể, hiện nay đồng bào các dân tộc ở huyện Mường Nhé đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, nhà ở, đường giao thông, nước sạch, trường học, chăm sóc y tế… Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào huyện Mường Nhé ngày càng được cải thiện. Đồng thời, các nhà báo cũng thấy rõ việc chính quyền huyện Mường Nhé và tỉnh Điện Biên không cản trở bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào muốn đến địa phương để tìm hiểu sự việc một cách khách quan, theo đúng quy định của pháp luật./.

VNA

le thanh hai


(Theo www.lehoangquan.net)

Ông Đinh Thế Huynh: Báo chí-xuất bản đưa nghị quyết vào cuộc sống


Chiều 25/5, tại Hà Nội, Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng dành cho lãnh đạo các cơ quan báo chí-xuất bản khu vực phía Bắc, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức đã kết thúc, sau hai ngày làm việc nghiêm túc.  Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tổng kết hội nghị. 

Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Tại Hội nghị, các báo cáo viên là người trực tiếp tham gia công tác soạn thảo các Văn kiện trình Đại hội XI của Đảng đã truyền đạt, luận giải sâu sắc những quan điểm lớn, những điểm mới và những nội dung cơ bản trong các văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).

Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh nội dung của các văn kiện Đại hội đều rất quan trọng, mỗi phần, mỗi điểm đều có vị trí quan trọng, đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm vững và vận dụng sáng tạo, tuy nhiên, một số một dung cần được quán triệt thật sâu.

Ông yêu cầu các cán bộ chủ chốt của các cơ quan báo chí-xuất bản cần nắm vững, quán triệt: 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng; mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam và mục tiêu đến giữa thế kỷ 21 phấn đấu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; 8 phương hướng cơ bản, 8 mối quan hệ lớn, 4 định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, cần nắm vững 5 quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lược và 3 đột phá chiến lược, 12 nội dung trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội, 4 vấn đề cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Về báo cáo chính trị, ông Đinh Thế Huynh lưu ý các đại biểu dự Hội nghị cần nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm tới; các nhiệm vụ và các giải pháp lớn trên các lĩnh vực kinh tế-văn hóa, giáo dục, khoa học, môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng.

Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh các cơ quan báo chí xuất bản là kênh quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng vào cuộc sống, tạo sự thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; nâng cao nhận thức, tính chiến đấu, tính tư tưởng, phản ứng mau lẹ để đấu tranh bác bỏ những luồng tư tưởng, các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những nhận thức lệch lạc.

Ông Đinh Thế Huynh đề nghị, trên cơ sở học tập và thảo luận, các cán bộ chủ chốt của các cơ quan báo chí-xuất bản nắm vững những vấn đề cơ bản, cốt lõi, những vấn đề mới trên từng lĩnh vực được nêu trong mỗi văn kiện, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình hành động của cơ quan đơn vị; tổ chức nghiêm túc các lớp nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tại đơn vị.

Trên cơ sở nắm vững nội dung các văn kiện Đại hội XI của Đảng và các chủ trương của Đảng về công tác báo chí-xuất bản, các cơ quan báo chí-xuất bản vận dụng sáng tạo, xây dựng kế hoạch, chuyên trang, chuyên mục, chương trình tuyên truyền sinh động, truyền tải hấp dẫn các chủ trương, đường lối, các quyết sách của Đảng nêu trong các văn kiện đến với cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống đồng thời, các cơ quan báo chí-xuất bản tiếp tục tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, quan trọng của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân./.

Hương Thủy (TTXVN/Vietnam+)

(Theo www.lehoangquan.net)