Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Những viên đá đầu tiên đã nhô lên khỏi mặt biển ở Trường Sa


Sau ba ngày thi công liên tục, chiều 2-10 những viên đá đầu tiên của bạn đọc ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” đã nhô lên khỏi mặt biển ở Trường Sa. Những dãy san hô chìm ở gần đảo Đá Tây đã thành đảo nổi.

    Khu vực đảo chìm ở đảo Đá Tây, nơi xây dựng công trình “Góp đá xây Trường Sa”, nay đã nổi nhờ những viên đá của bạn đọc

Khu vực đảo chìm ở đảo Đá Tây, nơi xây dựng công trình “Góp đá xây Trường Sa”, nay đã nổi nhờ những viên đá của bạn đọc

Tranh thủ những ngày nắng đẹp, trước khi bị ảnh hưởng gió mùa và hoàn lưu bão số 6, ban chỉ huy công binh khung xây dựng đảo Đá Tây thuộc trung đoàn 131, Quân chủng Hải quân quyết định chia thành nhiều ca thay nhau làm việc. Mỗi ca sáu chiến sĩ với bốn chiếc xuồng máy liên tục hoạt động hết công suất.

Thuyền trưởng tàu Trường Sa 21, đại úy Nguyễn Tiến Dũng quyết định hỗ trợ công binh bằng cách thả hai xuồng máy công suất lớn của tàu tình nguyện tham gia kéo đá. Ba thuyền phó tàu Trường Sa 21 ngoài nhiệm vụ trực canh tàu, các anh còn đảm nhiệm luôn việc lái xuồng chở đá từ tàu vào nơi tập kết. Toàn bộ cán bộ chiến sĩ trên tàu Trường Sa 21 dừng mọi công việc cùng tham gia bốc đá hộc, đá chẻ chuyển qua ben cẩu và đưa xuống xuồng công binh.

Đảo Đá Tây những ngày qua là một công trường nhộn nhịp. Từng đoàn xuồng máy liên tục lướt sóng thay nhau chở đá vào đảo. Bên trên những chiến sĩ công binh thay nhau bốc dỡ những viên đá thả xuống mặt biển xanh. Những chiếc găng tay thấm nước mặn và bắt đầu bị bào mòn do ma sát liên tục với đá. Những đôi tay tím tái vì nước biển. Đến cuối chiều qua đã có hơn 100 lượt xuồng máy liên tục kéo đá từ tàu vào điểm xây dựng. Hơn 4.000 viên đá chẻ và hàng trăm ngàn viên đá hộc đã được đưa xuống biển để xây đảo.

Đảo chìm đã nổi giữa biển trời Trường Sa. Không giấu được nỗi vui mừng, những chiến sĩ trẻ đã lao thẳng từ gian nhà tạm bơi ra nơi mỏm đá nhô lên ngồi đùa sóng. Nhiều người đã nằm ngửa ngay trên gò đá nhô đầy gai góc mà hít thở.

Kỹ sư trẻ của Học viện Kỹ thuật quân sự Đại Quang Trung, người trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật thi công công trình này, tâm sự: “Dù biết rõ từng chi tiết của công trình trên bản vẽ, tất cả anh em kỹ thuật đều ngóng những viên đá nhô lên khỏi mặt nước. Bởi đó là tim chính của công trình, là cơ sở để tính toán thêm các số liệu thi công. Công trình trên biển có nhiều khác biệt và rất khó khăn”.

TẤN VŨ

(Theo tuoitre)


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Những viên đá đầu tiên đã nhô lên khỏi mặt biển ở Trường Sa


Sau ba ngày thi công liên tục, chiều 2-10 những viên đá đầu tiên của bạn đọc ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” đã nhô lên khỏi mặt biển ở Trường Sa. Những dãy san hô chìm ở gần đảo Đá Tây đã thành đảo nổi.

    Khu vực đảo chìm ở đảo Đá Tây, nơi xây dựng công trình “Góp đá xây Trường Sa”, nay đã nổi nhờ những viên đá của bạn đọc

Khu vực đảo chìm ở đảo Đá Tây, nơi xây dựng công trình “Góp đá xây Trường Sa”, nay đã nổi nhờ những viên đá của bạn đọc

Tranh thủ những ngày nắng đẹp, trước khi bị ảnh hưởng gió mùa và hoàn lưu bão số 6, ban chỉ huy công binh khung xây dựng đảo Đá Tây thuộc trung đoàn 131, Quân chủng Hải quân quyết định chia thành nhiều ca thay nhau làm việc. Mỗi ca sáu chiến sĩ với bốn chiếc xuồng máy liên tục hoạt động hết công suất.

Thuyền trưởng tàu Trường Sa 21, đại úy Nguyễn Tiến Dũng quyết định hỗ trợ công binh bằng cách thả hai xuồng máy công suất lớn của tàu tình nguyện tham gia kéo đá. Ba thuyền phó tàu Trường Sa 21 ngoài nhiệm vụ trực canh tàu, các anh còn đảm nhiệm luôn việc lái xuồng chở đá từ tàu vào nơi tập kết. Toàn bộ cán bộ chiến sĩ trên tàu Trường Sa 21 dừng mọi công việc cùng tham gia bốc đá hộc, đá chẻ chuyển qua ben cẩu và đưa xuống xuồng công binh.

Đảo Đá Tây những ngày qua là một công trường nhộn nhịp. Từng đoàn xuồng máy liên tục lướt sóng thay nhau chở đá vào đảo. Bên trên những chiến sĩ công binh thay nhau bốc dỡ những viên đá thả xuống mặt biển xanh. Những chiếc găng tay thấm nước mặn và bắt đầu bị bào mòn do ma sát liên tục với đá. Những đôi tay tím tái vì nước biển. Đến cuối chiều qua đã có hơn 100 lượt xuồng máy liên tục kéo đá từ tàu vào điểm xây dựng. Hơn 4.000 viên đá chẻ và hàng trăm ngàn viên đá hộc đã được đưa xuống biển để xây đảo.

Đảo chìm đã nổi giữa biển trời Trường Sa. Không giấu được nỗi vui mừng, những chiến sĩ trẻ đã lao thẳng từ gian nhà tạm bơi ra nơi mỏm đá nhô lên ngồi đùa sóng. Nhiều người đã nằm ngửa ngay trên gò đá nhô đầy gai góc mà hít thở.

Kỹ sư trẻ của Học viện Kỹ thuật quân sự Đại Quang Trung, người trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật thi công công trình này, tâm sự: “Dù biết rõ từng chi tiết của công trình trên bản vẽ, tất cả anh em kỹ thuật đều ngóng những viên đá nhô lên khỏi mặt nước. Bởi đó là tim chính của công trình, là cơ sở để tính toán thêm các số liệu thi công. Công trình trên biển có nhiều khác biệt và rất khó khăn”.

TẤN VŨ

(Theo tuoitre)


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Những viên đá đầu tiên đã nhô lên khỏi mặt biển ở Trường Sa


Sau ba ngày thi công liên tục, chiều 2-10 những viên đá đầu tiên của bạn đọc ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” đã nhô lên khỏi mặt biển ở Trường Sa. Những dãy san hô chìm ở gần đảo Đá Tây đã thành đảo nổi.

    Khu vực đảo chìm ở đảo Đá Tây, nơi xây dựng công trình “Góp đá xây Trường Sa”, nay đã nổi nhờ những viên đá của bạn đọc

Khu vực đảo chìm ở đảo Đá Tây, nơi xây dựng công trình “Góp đá xây Trường Sa”, nay đã nổi nhờ những viên đá của bạn đọc

Tranh thủ những ngày nắng đẹp, trước khi bị ảnh hưởng gió mùa và hoàn lưu bão số 6, ban chỉ huy công binh khung xây dựng đảo Đá Tây thuộc trung đoàn 131, Quân chủng Hải quân quyết định chia thành nhiều ca thay nhau làm việc. Mỗi ca sáu chiến sĩ với bốn chiếc xuồng máy liên tục hoạt động hết công suất.

Thuyền trưởng tàu Trường Sa 21, đại úy Nguyễn Tiến Dũng quyết định hỗ trợ công binh bằng cách thả hai xuồng máy công suất lớn của tàu tình nguyện tham gia kéo đá. Ba thuyền phó tàu Trường Sa 21 ngoài nhiệm vụ trực canh tàu, các anh còn đảm nhiệm luôn việc lái xuồng chở đá từ tàu vào nơi tập kết. Toàn bộ cán bộ chiến sĩ trên tàu Trường Sa 21 dừng mọi công việc cùng tham gia bốc đá hộc, đá chẻ chuyển qua ben cẩu và đưa xuống xuồng công binh.

Đảo Đá Tây những ngày qua là một công trường nhộn nhịp. Từng đoàn xuồng máy liên tục lướt sóng thay nhau chở đá vào đảo. Bên trên những chiến sĩ công binh thay nhau bốc dỡ những viên đá thả xuống mặt biển xanh. Những chiếc găng tay thấm nước mặn và bắt đầu bị bào mòn do ma sát liên tục với đá. Những đôi tay tím tái vì nước biển. Đến cuối chiều qua đã có hơn 100 lượt xuồng máy liên tục kéo đá từ tàu vào điểm xây dựng. Hơn 4.000 viên đá chẻ và hàng trăm ngàn viên đá hộc đã được đưa xuống biển để xây đảo.

Đảo chìm đã nổi giữa biển trời Trường Sa. Không giấu được nỗi vui mừng, những chiến sĩ trẻ đã lao thẳng từ gian nhà tạm bơi ra nơi mỏm đá nhô lên ngồi đùa sóng. Nhiều người đã nằm ngửa ngay trên gò đá nhô đầy gai góc mà hít thở.

Kỹ sư trẻ của Học viện Kỹ thuật quân sự Đại Quang Trung, người trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật thi công công trình này, tâm sự: “Dù biết rõ từng chi tiết của công trình trên bản vẽ, tất cả anh em kỹ thuật đều ngóng những viên đá nhô lên khỏi mặt nước. Bởi đó là tim chính của công trình, là cơ sở để tính toán thêm các số liệu thi công. Công trình trên biển có nhiều khác biệt và rất khó khăn”.

TẤN VŨ

(Theo tuoitre)


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Tiến sĩ Dương Danh Huy: Cần chủ động ngăn chặn “đường lưỡi bò”


Việc người Trung Quốc đưa bản đồ thể hiện yêu sách đường lưỡi bò lên các ấn phẩm khoa học quốc tế, chẳng hạn các tạp chí Science và Nature, được hiểu là một phần của kế hoạch độc chiếm Biển Đông. Tiến sĩ Dương Danh Huy trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này.

* Theo ông, tại sao một tạp chí uy tín như Science lại đăng bản đồ như vậy? Phải chăng đội ngũ bình duyệt của họ không biết về tranh chấp Biển Đông?

Người bình duyệt cho một bài trên Science là những chuyên gia trong lãnh vực của bài đó chứ không nhất thiết am tường về tranh chấp lãnh thổ. Khả năng là họ từng nghe đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng khó đòi hỏi họ quen thuộc với những tranh chấp này, hay nhất là đòi hỏi họ tự thấy ngay ý nghĩa của các bản đồ lưỡi bò. Vì vậy, tôi nghĩ đó là do sơ suất.

    Bản đồ có đường lưỡi bò (ảnh nhỏ) của Trung Quốc đăng trên tạp chí Nature ngày 2.9.2010 - Ảnh: Chụp lại từ Nature

Bản đồ có đường lưỡi bò (ảnh nhỏ) của Trung Quốc đăng trên tạp chí Nature ngày 2.9.2010 - Ảnh: Chụp lại từ Nature

Vào năm 2008, ngay cả Hội đồng Olympic quốc tế, một cơ quan đáng lẽ phải có kiến thức về quan hệ quốc tế và tuyệt đối trung lập về tranh chấp lãnh thổ, cũng sơ suất để Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò lên bản đồ rước đuốc Olympic.

Nhưng bản thân chúng ta, bao gồm người dân và Nhà nước, là những người có trách nhiệm chính. Mình muốn người ta biết thì mình phải nói.

* Theo ông , vệc đăng bản đồ có đường lưỡi bò trên các tạp chí khoa học quốc tế như vậy gây ra cho Việt Nam (và cả những nước liên quan khác) những hiểm họa gì?

Việc gửi bản đồ có đường lưỡi bò đến các tạp chí khoa học không đơn giản là một chiến thuật mới mà là hệ quả tất nhiên từ chính sách có tính toán của Trung Quốc.

Thứ nhất, cách đây vài năm, nếu tôi nhớ không lầm thì là 2007, Trung Quốc ra chỉ thị tất cả các bản đồ Trung Quốc phải có đường lưỡi bò. Như vậy, khi một nhà khoa học dùng bản đồ Trung Quốc cho công trình của mình thì khả năng là nó sẽ có đường lưỡi bò.

Thứ nhì, chính sách của Trung Quốc là quảng bá cho đường lưỡi bò. Ví dụ năm 2008, Trung Quốc đã cho đường lưỡi bò vào bản đồ rước đuốc Olympic, và anh Lê Minh Phiếu, một người được chọn rước đuốc, đã viết thư đến Hội đồng Olympic quốc tế để phản đối. Trong một số quả địa cầu của các nhà xuất bản Âu, Mỹ thì các nhà gia công Trung Quốc cũng chèn đường lưỡi bò vào. Như vậy, việc Trung Quốc lạm dụng các kênh học thuật nói riêng, hay tất cả những kênh khác, để quảng bá đường lưỡi bò là việc chúng ta phải biết là sẽ xảy ra.

Trước hết, những điều Trung Quốc làm là nhằm bình thường hóa đường lưỡi bò, vốn là một thứ bất thường và vô lý, trong nhận thức của thế giới. Thứ nhì, Trung Quốc sẽ nói rằng những ấn phẩm với đường lưỡi bò là sự công nhận của thế giới, và nói rằng không phản đối là thừa nhận. Thứ ba, chiến lược của Trung Quốc là chiếm Biển Đông bằng kiểm soát trên thực tế, và quảng bá đường lưỡi bò sẽ góp phần tạo ấn tượng là Trung Quốc có kiểm soát trên thực tế. Tất cả những điều này đều có hại cho Việt Nam.

* Chúng ta phải làm gì để chặn việc quảng bá đường lưỡi bò trên các ấn phẩm và phương tiện khác ở tầm quốc tế? Hay chỉ đơn giản là “săn tìm” và lên tiếng?

Chúng ta phải xây dựng cơ sở hạ tầng để “phòng cháy”, “phát hiện”, và “chữa cháy”. “Phát hiện” thì chúng ta có gần 100 triệu người Việt trong nước và nhiều triệu người ở nước ngoài. Sau khi “phát hiện” thì cách “chữa cháy” hiệu nghiệm nhất là một cơ quan có thẩm quyền viết thư yêu cầu chỉnh sửa thông tin sai trái. Song song đó, cơ quan này phải “phòng cháy” bằng cách lưu ý đối tượng về rủi ro liên quan tới thông tin sai trái và nguyên tắc xử lý.

Cơ sở hạ tầng cho công việc trên chỉ cần một website hay địa chỉ e-mail và một vài nhân viên làm bán thời gian cho cơ quan nói trên để yêu cầu chỉnh sửa những thông tin sai trái. Ngoài ra, chúng ta phải “phòng cháy” rộng rãi hơn bằng cách nâng cao ý thức và kiến thức trên thế giới về Hoàng Sa, Trường Sa, về tranh chấp Biển Đông.

Đỗ Hùng

(Theo Thanhnien)


(Theo website Lê Hoàng Quân)

Điện Biên đã tổ chức lễ tiếp nhận đá chủ quyền quần đảo Trường Sa


Đá chủ quyền Trường Sa. (Ảnh minh họa. Nguyễn Văn Nhật/TTXVN)

Sáng 10/6, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức lễ tiếp nhận đá chủ quyền quần đảo Trường Sa, do Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam và nhân dân huyện đảo Trường Sa trao tặng.

Lô đá tỉnh Điện Biên được tiếp nhận gồm 21 tảng đá, được tuyển chọn tại 21 hòn đảo có các điểm đóng quân của Hải quân nhân dân Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Trên mỗi tảng đá đều có gắn biểu tượng nơi xuất xứ (tên đảo), tọa độ địa lý trên biển và hình tượng trống đồng Việt Nam.

Phát biểu tại lễ tiếp nhận, Thiếu tướng Phạm Ngọc Chấn, Chuẩn đô đốc, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân Việt Nam, nhấn mạnh việc tiếp nhận biểu tượng chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, lòng tự hào về chủ quyền quốc gia, ý thức trách nhiệm của bản thân mỗi người trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Bà Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, cho biết việc tiếp nhận và đặt đá chủ quyền quần đảo Trường Sa tại tỉnh Điện Biên thể hiện mối đoàn kết, tình cảm của Đảng bộ và nhân dân 21 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Điện Biên luôn hướng về biển đảo, hướng về quân và dân huyện đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.

Sau lễ tiếp nhận, lô đá chủ quyền quần đảo Trường Sa đã được Đảng ủy, chính quyền và nhân dân Điện Biên chuyển đến Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để trưng bày, bảo quản và phục vụ nhu cầu tham quan, thưởng lãm của khách du lịch trong nước và ngoài nước./.

Xuân Tiến


(Theo www.lehoangquan.net)